Dưới đây là một số thông tin cần thiết về các môn được xét tuyển của một số các trường đại học có uy tín để có thể đào tạo ngành Kinh doanh thương mại quốc tế.
Trường Ngoại Thương yêu cầu xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế với ba tổ hợp môn gồm: Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – tiếng Anh, Toán – Văn – tiếng Anh và xét tuyển dựa trên kết quả điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, các thí sinh dự tuyển cần đảm bảo điều kiện khác của trường như: điểm trung bình chung của học tập trong từng năm học THPT phải đạt từ 6,5 trở lên; và hạnh kiểm của học sinh trong từng năm học phải đạt từ loại Khá trở lên.
Trường Đại học Ngoại thương xét tuyển Kinh doanh quốc tế
Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM (UEF) là trường đại học xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế dựa vào những tổ hợp môn như sau: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Văn – Toán – tiếng Anh), C00 (Văn – Sử – Địa) và xét tuyển dựa vào điểm thi của kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Bên cạnh đó, trường hiện còn mở rộng các cơ hội vào đại học cho các thí sinh dự tuyển bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT.
Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM hiện đang xét tuyển thí sinh vào ngành Kinh doanh quốc tế căn cứ vào điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn Toán – Lý – Hóa, Văn – Toán – Tiếng Anh, Toán – Lý – Anh.
Trường Đại học Tài chính Marketing lại xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế với các tổ hợp môn Văn – Toán – Tiếng Anh, Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – Tiếng Anh, Toán – Lý- Văn. Điểm chuẩn của trường đưa ra để thí sinh dự tuyển có thể trúng tuyển ngành Kinh doanh quốc tế là bao nhiêu sẽ dựa vào kết quả thi của năm đó và chất lượng thí sinh năm nay.
Để có thể theo học chuyên ngành này bạn phải có sự nỗ lực
Ngoài ra, để các thí sinh có thể chọn được trường mà phù hợp với năng lực bản thân, thì bên cạnh việc xem xét ngành Kinh doanh quốc tế xét tuyển môn nào thì thí sinh cũng cần phải phát triển chuyên môn, nâng cao trình độ sau khi ra trường để có thể có cả nền tảng kiến thức tốt và cả kĩ năng tốt.
Dựa trên nền tảng của các kiến thức cũng như các kỹ năng đã được trang bị, thì sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng:
– Có thể tự nghiên cứu, học tập, cũng như tự bổ sung được các tri thức cần thiết và kỹ năng mềm còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.
– Học sinh có thể chuyển đổi hoặc thay đổi nguyện vọng từ ngành này sang các ngành đào tạo khác của trường
– Sinh viên sẽ có khả năng tiếp tục học tập và theo học ở bậc cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) của ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế và Kinh doanh thương mại.