Sau mưa lũ là thời điểm vi sinh vật từ đất, rác thải, bụi…gây ô nhiễm môi trường cũng như phát tán những bệnh truyền nhiễm. Để giúp bạn bảo vệ sức khỏe, bài viết dưới đây xin chia sẻ một số bệnh thường gặp mùa mưa bão và cách phòng tránh.
Những bệnh về đường hô hấp
Theo những tin tức chia sẻ trên báo Sức khỏe và đời sống, tình trạng mưa kéo dài làm gia tăng những bệnh đường hô hấp, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ em hay những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính về hô hấp. Bệnh phổ biến nhất là viêm họng và cảm cúm.
Những triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp thường có triệu chứng là đau họng, khàn tiếng, rát cổ, tình trạng ho do kích ứng kèm theo sổ mũi. Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện khác như khó thở. Đây là triệu chứng dễ gặp của những bệnh đường hô hấp, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở khi hoạt động thể lực dù mạnh hay nhẹ.
Ho dai dẳng cũng là biểu hiện của những bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do sự kích thích cơ quan ở đường hô hấp trên, đường khí phế quản hay tại những xoang, ống tai, cơ hoành…Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng trên, cần đi khám bác sĩ để được điều trị, tránh những biến chứng phức tạp của bệnh.
Bệnh tiêu chảy cấp
Đây cũng là căn bệnh gia tăng cao mùa mưa lũ. Theo những tin tức sức khỏe, nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước cũng như thức ăn nhiễm khuẩn. Một số bệnh thường gặp như tả, thương hàn, nhiễm độc thức ăn.. cũng xảy ra rất phổ biến với triệu chứng thường gặp là đau bụng, mót rặn… Để phòng bệnh, người dân phải vệ sinh sạch sẽ, uống sôi, ăn chín để ngăn ngừa vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Những bệnh về da
Những chuyên gia sức khỏe cho biết,sau mùa mưa lũ cũng là thời điểm những bệnh về da khá phổ biến. Nguyên nhân là do điều kiện vệ sinh kém, kết hợp với sự phát tán của vi khuẩn từ môi trường và nguồn nước ô nhiễm. Một số bệnh thường gặp như ghẻ, nấm, viêm nang lông, mẩn ngứa hay nước ăn chân.
Bệnh nước ăn chân là bệnh về da phổ biến nhất. Vi khuẩn gây bệnh là nấm Candida và blastomvcet. Nguyên nhân là do ngâm tay, chân trong nước quá lâu,gây nên tình trạng ẩm ướt, là môi trường để nấm xâm nhập và phát triển. Biểu hiện thường hặp là sự xuất hiện những đám da chế mục màu trắng, gây ngứa..nếu không được điều trị, vết loét sẽ sâu và lan rộng, gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, bệnh ghẻ cũng phát triển và lan truyền nhanh do điều kiện vệ sinh kém. Nguyên nhân gây bệnh là do kỹ sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da gây nên. Vùng da dễ bị xâm nhập là cổ tay, vùng bụng, mông bẹn, cạp quần, những nếp lằn ở vú, nách…gây tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ biến chứng, rất khó điều trị và lây lan nhanh.
Cùng với 2 bệnh lý về da phổ biến trên thì viêm nang nông cũng là bệnh phổ biến sau mưa lũ. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt khiến vi khuẩn phát tiển ở những nang lông như râu, lông mày, lông nách, đầu…tạo thành những mụn nhỏ rất ngứa, có thể gây chảy nước, dịch rất khó điều trị.
>>> Bài Viết Liên Quan: 9 điều bạn cần biết về thuốc glucosamine
Sốt xuất huyết
Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm sau mưa bão cũng tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó thì những bệnh phát sinh do vecto truyền bệnh cũng phát triển mạnh. Đây là thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết. Để phòng bệnh, cần loại bỏ bơi sản sinh của muỗi, dẹp bỏ những nơi chứa nước tù đọng.