Bạn Có Biết Ngành Editor Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Editor Chuyên Nghiệp Không?

Bạn Có Biết Ngành Editor Là Gì? Làm Thế Nào Để Trở Thành Editor Chuyên Nghiệp Không?

Hiện này có nhiều công việc có cu hướng phát triển mạnh, trong đó không thể bỏ qua Editor. Vậy bạn có biết ngành Editor là gì? Làm thế nào để trở thành Editor chuyên nghiệp không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng tìm hiểu với chúng tôi.

Edit là gì? Ngành Editor là gì?

nganh-editor
Edit là gì? Ngành Editor là gì?

Edit là một thuật ngữ tiếng Anh, được hiểu là sửa chữa, biên tập, chỉnh sửa… Công việc này có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan. Nhưng đa phần đều liên quan đến nghệ thuật hoặc nội dung văn bản.

Ngành Editor được biết đến là những người biên tập, chỉnh sửa Video, Film… mọi thứ liên quan đến đến chỉnh sửa những tác phẩm nghệ thuật đều được gọi là Editor. Trong cuộc sống các bạn có thể gặp được rất nhiều Editor khác nhau như: Dựng clip kỉ yếu, hiếu hỉ, sản phẩm… Họ là những người Editor Video chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm biên tập, sản xuất video cho mọi người.

Công việc của Editor làm gì?

Các vị trí công việc nghề Editor

Công việc của một Editor rất đa dạng, có thể chia ra thành nhiều vị trí khác nhau:

  • Trưởng ban biên tậpchịu trách nhiệm xác định nội dung viết, đưa ra phương hướng biên tập. Có thể nói là người nắm quyền lớn nhất trong đội ngũ Editor
  • Trợ tá biên tập: đây là vị trí chỉ đạo một bộ phận nhất định của tờ báo hoặc tạp chí hay tập san. Chịu trách nhiệm phân công, chia việc cho đội ngũ viết bài. Thuê các phóng viên hoặc cộng tác viên bên ngoài tìm kiếm nội dung. Chỉ đạo biên soạn và xuất bản
  • Biên tập sách: đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo và chỉnh sửa bản in
  • Biên tập sửa bài: đây gần như là trợ tá đa năng, phụ việc với các biên tập viên trong tất cả đầu việc, tham gia trực tiếp vào việc xem và đánh giá bài vở phù hợp.

Đọc thêm: ngành Digital Marketing

Công việc thông thường của Editor

  • Đầu tiên cần đọc kỹ kịch bản, kết hợp với tham gia thảo luận cùng đạo diễn để hiểu rõ cũng như tránh xung đột trong quá trình làm việc.
  • Tham gia các buổi ghi hình để có được cái nhìn rõ hơn, từ đó hình thành trong đầu về bố cục của bộ phim.
  • Lưu trữ, quản lý tất cả các dữ liệu phim đã quay xong.
  • Xem kỹ từng cảnh quay,lựa chọn những cảnh quay tốt nhất, sắp xếp thành những đoạn phim “thô” và xâu chuỗi chúng lại theo thứ tự hình thành nên một câu chuyện hoàn chỉnh.
  • Làm việc với người biên tập hiệu ứng âm thanh, chèn nhạc, xử lý âm thanh, tiếng động, lời thoại. Sau đó, chỉnh sửa và cân đối các thành phần này với nhau một cách hài hòa.
  • Xem lại phim, chỉnh sửa và hoàn thành một bản dựng thô, cho các đạo diễn và nhà sản xuất xem. Chỉnh sửa lại theo yêu cầu của đạo diễn và nhà sản xuất.

Công việc Editor video/film

Công việc của một editor video/film chính là sử dụng những phần mềm và công cụ trên máy tính hoặc từ những các thiết bị công nghệ khác để ghép nối, cắt bỏ những đoạn phim lại với nhau để tạo sự liên kết cho video/film hoàn chỉnh hơn.

  • Sắp xếp lại trình tự nội dung video
  • Trao đổi với đạo diễn để xác định tổng thể video cần dựng
  • Chỉnh sửa cảnh dựa trên yêu cầu của đạo diễn
  • Cắt ghép bỏ những cảnh quay thô
  • Đồng bộ hóa âm thanh và câu chuyện
  • Tạo bản phác thảo để cấp trên có thể xem xét duyệt trước
  • Quản lý trình chỉnh sửa video
  • Cập nhật các yêu cầu chỉnh sửa cần thiết.

Làm thế nào để trở thành Editor chuyên nghiệp?

nganh-editor
Làm thế nào để trở thành Editor chuyên nghiệp?

Để trở thành một Editor thì đơn giản, tuy nhiên là một Editor chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần những tố chất và kỹ năng dưới đây:

  • Kỹ năng chỉnh sửa bài viết

Mỗi bài viết mình thực hiện phải có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất. Vậy nên khả năng nhặt sạn, soi lỗi, hiểu và có thể dễ dàng diễn đạt lại những ý mang tính cá nhân thành một đoạn nội dung dễ hiểu diễn đạt mạch lạc, không trùng lặp là không thể thiết.

  • Khả năng ngữ pháp và chính tả

Trong công việc ngành Editor lỗi chính tả và ngữ pháp có thể nói là điều tối kỵ. Tuyệt đối không được mắc phải.

  • Tỉ mỉ và cẩn trọng trong công việc

Đây là hai yếu tố quan trọng mà bạn cần phải có, bởi công việc của editor là tìm kiếm và loại bỏ những chỗ sai sót ra khỏi sản phẩm của mình nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp, chỉn chu và sở hữu chất lượng tốt nhất trước khi xuất bản.

  • Tư duy sáng tạo, nắm bắt các xu hướng

Khả năng tư duy sáng tạo cao có được cũng nhờ một phần tài năng sẵn có tuy nhiên chủ yếu vẫn phải trải qua một quá trình quan sát, học hỏi và thực hành nhất định.

  • Có sự nhạy bén, cảm nhận tinh tế với hình ảnh, âm thanh và màu sắc

Bạn có thể hình thành tư duy trong việc sắp xếp phân cảnh, âm thanh sao cho kích thích cảm xúc của người xem, người nghe.

  • Quản lý nhân sự

Với một Editor ngoài hoạt động chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung thì họ còn phải lưu tâm và quản lý đội ngũ hợp tác viên.

Xem thêm: vai trò của âm nhạc

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về ngành Editor mà chúng tôi tổng hợp. Mong rằng bài viết đã mang tới kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post

About The Author

Định hướng nghề nghiệp