Bạn Có Biết Ngành Cơ Khí Thi Khối Nào? Ra Trường Làm Nghề Gì Không?

Bạn Có Biết Ngành Cơ Khí Thi Khối Nào? Ra Trường Làm Nghề Gì Không?

Cơ khí là một trong những ngành, nghề quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Vậy bạn có biết ngành cơ khí thi khối nào? Ra trường làm nghề gì không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Ngành Cơ khí là gì?

nganh-co-khi
Ngành Cơ khí là gì?

Theo thuật ngữ đây là một ngành khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Nó là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc.

Theo dân dã, ngành Cơ khí là một ngành nghề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng máy móc. Và kỹ thuật cơ khí là ngành lâu đời nhất, rộng lớn nhất của kỹ thuật.

Sản phẩm chủ yếu là những loại máy móc trong sản xuất. Đồng thời còn là các vật dụng sinh hoạt hàng ngày, đồ dân dụng phục vụ nhu cầu con người. Những sản phẩm này dần thay thế sức lao động của con người.

Các lĩnh vực mà ngành Cơ khí ứng dụng như: động lực học, cơ học, nhiệt học, cơ năng, nhiệt động lực học, năng lượng, cấu trúc, phân tử,…

Ngành cơ khí có những ngành nhỏ nào?

Cơ khí rộng lớn trong ngành kỹ thuật, nó được chia theo chức năng và mục đích.

  • Ngành thiết kế và chế tạo cơ khí

Những chiếc máy CNC hiện đại, hay những bản vẽ, phần mềm tin xảo. Tất cả đều do các kỹ sư cơ khí thiết kế và chế tạo ra. Áp dụng những nguyên tắc định lý được học, sử dụng công nghệ tiên tiến. Những dòng máy hiện đại được ra đời như thế.

  • Cơ khí chế tạo máy

Việc vận hành, điều khiển, bảo dưỡng, kiểm tra máy móc… chính là ngành chế tạo máy. Không chỉ dừng ở việc tạo ra những chiếc máy thay thế con người lao động, cơ khí còn đảm nhận việc vận hành an toàn, đảm bảo công suất, chất lượng hoạt động.

  • Cơ khí gia công chế tạo hình

Đây chính là công việc sử dụng các máy móc, công nghệ CNC để gia công chế tạo hình, nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ các hoạt động khác.

Mỗi ngành có mặt mạnh mặt yếu khác nhau. Nó bù trừ, cộng sinh, hỗ trợ làm cho cơ khí trở nên phát triển mạnh mẽ và vượt bật hơn bao giờ hết.

Đọc thêm: ngành Đông phương học

Ngành Cơ khí học gì?

nganh-co-khi
Ngành Cơ khí học gì?

Học ngành Kỹ thuật Cơ khí, bạn được trang bị:

  • Kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí.
  • Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí.
  • Giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất.
  • Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật, thiết kế trên phần mềm Autocad.
  • Thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được học các môn chuyên ngành như:

  • Hình họa – vẽ kỹ thuật.
  • Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử.
  • Điều khiển tự động, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu.
  • Nguyên lý – chi tiết máy.
  • Công nghệ kim loại.
  • Cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính.
  • Cơ học lưu chất.
  • Máy điều khiển chương trình số.
  • Công nghệ CAD/CAM/CNC,…

Ngành Cơ khí thi khối nào? Gồm những nghề nào?

Ngành Cơ khí xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)

Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí:

  • Kỹ sư vận hành, bảo trì, thiết kế, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy.
  • Chuyên viên tư vấn, cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật hoặc nghiên cứu viên tại các công ty, nhà máy, các trường, viện nghiên cứu trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
  • Quản lýnhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp máy động lực.
  • Cán bộ phòng bantại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thông, Sở Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng.
  • Vẽ kỹ thuật tham gia bộ phận vẽ Kỹ thuật Cơ khí , đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm CAD.
  • Lập trình gia công máy CNC.
  • Chuyên viên lắp đặtcác thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, khu công nghiệp.
  • Chuyên viên gia côngtham gia gia công sản phẩm như tiện, phay, hàn, gia công vật liệu.

Mức lương khởi điểm cho đa số các vị trí như kỹ sư thiết kế, lắp ráp, bảo trì, vận hành, sửa chữa,… khi mới ra trường thường dao động 7 – 12 triệu. Tuy nhiên, sau khi đã có kinh nghiệm, có tay nghề và có học thêm các bằng cấp chứng chỉ khác thì mức lương thì mức lương của kỹ sư cơ khí tại có thể lên đến hàng ngàn USD (tương ứng vào khoảng vài chục triệu vnđ).

Xem thêm: ngành Editor

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Cơ khí chúng tôi tổng hợp. Mong rằng qua bài viết các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này và có được sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

About The Author

Tin tức