Trong những mùa tuyển sinh gần đây, Quản trị kinh doanh là một trong những chuyên ngành kinh tế được nhiều người chọn lựa. Nếu bạn đang muốn theo đuổi đam mê với ngành học này, hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết xin chia sẻ những điều thí sinh cần biết khi chọn ngành Quản trị kinh doanh.
Kiến thức tổng quát và chuyên sâu
Theo những chuyên gia giáo dục, Quản trị kinh doanh là ngành học có kiến thức tổng quát và chuyên sâu. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thị trường cũng như môi trường kinh doanh qua những môn học như Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học… để tạo nền tảng cho việc đi sâu vào chuyên môn.
Với hệ thống những môn học chuyên ngành, sinh viên sẽ được trang kiến thức, kỹ năng về phân tích, dự đoán, quản lý cũng như xây dựng kế hoạch, chiến lược trong kinh doanh với một số môn học như như: Kế toán quản trị, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Quản trị nhân sự, Quản trị chuỗi cung ứng…
Tại những cơ sở đào tạo uy tín, hệ thống kiến thức chuyên sâu luôn được xây dựng, cập nhật liên tục theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Sinh viên được tập trung đào tạo kiến thức quản lý trong kinh doanh, tư duy hệ thống và kỹ năng thực hành nghề trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức, công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc gia.
Ngoại ngữ là kỹ năng quan trọng
Với xu thế phát triển hiện nay thì ngoại ngữ là kỹ năng “cần và đủ” để sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Với một cử nhân quản trị kinh doanh , để có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng phải là người vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa thành thạo khả năng ngoại ngữ và có nhiều kỹ năng ưu trội.
Về mặt kỹ năng, sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ được trang bị những kỹ năng mềm thiết yếu như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp – đàm phán, kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh… Những kỹ năng này sẽ được đan xen và trau dồi trong chương trình đào tạo, qua những hoạt động của câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa.
Sự đa dạng về chuyên ngành
Với ngành học này, rất nhiều đơn vị đào tạo có những định hướng đào tạo chuyên ngành khác nhau để sinh viê chọn lựa. Những chuyên ngành sẽ được phân theo thế mạnh đào tạo của trường hay phân chia theo nhu cầu thị trường lao động. Thông thường sẽ được chia thành quản trị doanh nghiệp, quản trị ngoại thương, quản trị nhân sự… Tuy nhiên vẫn dựa trên mục tiêu chung là đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội trong điều kiện thị trường luôn phát triển.
Những chuyên ngành khác nhau sẽ cung cấp sự đánh gia sâu, chi tiết về lĩnh vực cụ thể. Với ngành quản trị doanh nghiệp, sinh viên sẽ hiểu và có kỹ năng thực hành tốt phương thức quản lý ,điều hành doanh nghiệp và những chiến lược kinh doanh, điều chỉnh vấn đề tài chính, tiền tệ tại các công ty cơ sở.
Nếu chọn ngành kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ biết cách vận dụng kiến thức về kinh doanh quốc tế như xuất nhập khẩu, vận tải, và bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, phân tích, đối sánh điểm khác biệt, tương đồng giữa các thị trường. Chuyên ngành tài chính – ngân hàng giúp sinh viên thực hiện tốt trong khâu quản lý dòng tiền và tài chính của doanh nghiệp.
Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã cung cấp những tin tức hữu ích, giúp những thí sinh theo học ngành Quản trị kinh doanh có thể nắm bắt một cách tổng quan nhất về ngành học mà bạn chọn lựa.