Tìm hiểu 4 ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay

Tìm hiểu 4 ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam hiện nay

Các ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò cốt lõi để tạo bước đột phá cho nền kinh tế Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc 4 ngành kinh tế mũi nhọn, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Ngành kinh tế mũi nhọn là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những ngành mũi nhọn sẽ có thế mạnh lâu dài và gắn liền với các chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời giữ tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất và chính ngành đó cũng là yếu tố cần thiết cho sự hoạt động thành công của nhiều ngành, nghề khác. 

Các ngành mũi nhọn sẽ được xác định căn cứ vào chiến lượng phát triển kinh tế của đất nước.

4 ngành kinh tế mũi nhọn

Tùy thuộc vào từng quốc gia, điều kiện văn hóa, trình độ và thế mạnh riêng, tạo nên những ngành kinh tế mũi nhọn khác nhau. Có một số ngành kinh tế mũi nhọn sẽ nằm trong danh sách độc hại, do đó khi tìm hiểu các nhóm ngành kinh tế mũi nhọn sẽ tìm hiểu về các tiêu chuẩn là quan trắc an toàn lao động.

Các đặc điểm của ngành kinh tế mũi nhọn

  • Ngành kinh tế mũi nhọn có vị trí quan trọng và sẽ đem đến tác động đến các ngành kinh tế khác.
  • Lợi thế bền vững, lâu dài và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Mục tiêu của ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ kiếm lợi nhuận mà còn đem đến động lực của việc tăng trưởng kinh tế.
  • Các yếu tố sản xuất có thể bằng sức người hoặc máy móc.
  • Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng.

Ngành năng lượng

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, nếu chúng ta khai thác và phát triển khoa học thì tài nguyên sẽ lâu dài và vững chắc. Có thống kê đã chỉ ra rằng cho thấy sản lượng nguồn nhiên liệu ở nước ta rất dồi dào và là thế mạnh để có thể giúp ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

  • Than đá: Trữ lượng dự báo trong khoảng 7000 tấn, giá trị nhất là hơn 3000 triệu tấn than antraxit phân bố ở Quang Ninh. Ngoài than đá còn có các loại than non, dầu mỡ, bùn thải và một số loại than khác cũng có một sản lượng lớn và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Tỉnh Quảng Ninh là phân bố nhiều than đá, than non phân bố ở vùng Đồng bằng sông Hồng và trữ lượng lên đến hàng tỉ tấn, than Bùn được phân bố nhiều ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Ngành kinh tế mũi nhọn là năng lượng phân bố trải khắp đất nước sẽ giúp cân bằng đem lại giá trị đồng đều.
  • Dầu mỏ: Trữ lượng dầu mỏ có ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu và khoảng 300 tỉ m3 dầu khí.
  • Thủy điện: Tại Việt Nam hệ thống sông ngòi dày đặc với lượng thủy điện lớn với khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Đồng Nai và nhiều sông khác với tiềm năng thủy điện dồi dào.

Xem thêm: Giải thích rõ về ngành quan hệ công chúng là gì?

4-nganh-kinh-te-mui-nhon-o-viet-nam

Công nghiệp chế biến thực phẩm

Ngành trồng trọt của nước ta khá phong phú và tăng trưởng nhiều loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây làm vườn, nguyên liệu ngành thủy sản, chăn nuôi…

Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bởi có nguồn nguyên liệu dồi dào, gắn bó lâu dài và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước và khắp các nước trên thế giới. Chính vì vậy đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp, thành lập công ty chế biến thực phẩm liên quan đến ngành kinh tế mũi nhọn ra đời.

Công nghiệp dệt

Dệt là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng ở nước ta. Ngành dệt dựa trên lợi thế lao động nhiều với chi phí rẻ ở những vùng nông thôn, nguồn lao động giá rẻ, sản phẩm may mặc được nước ta xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.

Công nghiệp dệt là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ở các thành phố lớn có tập trung nhiều trung tâm dệt may lớn như ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM…

Các ngành công nghiệp nặng khác

Một số ngành công nghiệp nặng khác trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như:

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Ngành kinh tế mũi nhọn này tập trung nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng với cơ cấu đa dạng các nhà máy, xí nghiệp nhà máy xi măng hiện đại.

Công nghiệp cơ khí điện tử: Ngành kinh tế mũi nhọn này tập trung nhiều ở các thành phố lớn, cơ cấu sản phẩm đa dạng.

Vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn

Các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước sẽ giúp phát triển mạnh mẽ, đem lại chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Nếu trữ lượng nhiên liệu dồi dào tại một số tỉnh sẽ giúp cho ngân sách của nhà nước có thêm nhiều nguồn thu từ việc khai thác và xuất khẩu than. Người dân sẽ sử dụng nhiên liệu với giá cả phải chăng đồng thời giúp họ thêm thu nhập và tiết kiệm được tài sản.

Nhờ vào nguồn nguyên liệu dồi dào sẽ tạo ra nguồn thu ngoại tệ và các ứng dụng công nghệ vào các ngành kinh tế mũi nhọn.

Đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết tốt tình trạng lao động thất nghiệp trong xã hội. Ở một số vùng khó khăn về kinh tế hoặc do trình độ tay nghề của người dân chưa nhiều, việc có những khu công nghiệp tuyển dụng, đào tạo lao động từ chưa có chuyên môn đến có tay nghề giỏi sẽ giúp lao động có thêm thu nhập tốt hơn. Điều này sẽ giúp điều kiện kinh tế của quốc gia ngày càng phát triển hơn.

Bài viết ở trên đã chia sẻ các thông tin  về 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Hy vọng từ đó bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích, hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để theo dõi các bài viết khác.

1/5 - (1 bình chọn)

About The Author

Tin tức