Bà tổ ngành Điều dưỡng với hành trình đầy dấu ấn

Bà tổ ngành Điều dưỡng với hành trình đầy dấu ấn

Điều dưỡng là vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống y tế thế giới, kể cả Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bà tổ ngành Điều dưỡng là ai? Ai là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bà tổ ngành Điều dưỡng là ai?

Bà tổ ngành Điều dưỡng mà chúng tôi muốn nhắc tới ở đây là Florence Nightingale (1820 – 1910), một người phụ nữ vĩ đại. Bà sinh ra ra trong gia đình người Anh có địa vị, giàu có và quyền quý. Ở thời bấy giờ thì gia đình bà cũng được coi là dòng dõi địa chủ.

Bà tổ ngành Điều dưỡng gắn liền hình ảnh cây đèn
Bà tổ ngành Điều dưỡng gắn liền hình ảnh cây đèn

Ngay từ khi còn nhỏ, Florence đã cho thấy mình là người sống có chính kiến và mục đích. Được trời ban cho tư chất thông minh với nền giáo dục tốt ngay từ nhỏ thì Florence đã am hiểu về tôn giáo, triết học và cả chính trị. Tuy nhiên điều khiến bà thú vị hơn chính là chăm sóc người nông dân ốm đau hàng ngày.

Đam mê của Florence được chăm sóc mọi người đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình. Tuy nhiên chính lòng yêu thương sâu sắc và niềm tin khi chứng kiến nhiều người bị bệnh tật xâu xé, bà đã vượt qua mọi cực khổ, rào cản mà không từ bỏ ý định của bản thân.

>>> Bạn có biết: Khối D ngành gì? Những ngành đang HOT hiện nay cho dân khối D

Nhờ vào sự cương quyết những năm tháng đó mà sau này chính bà trở thành người sáng lập ra ngành Điều dưỡng, được cả thế giới tôn thờ.

2. Con đường đến với ngành điều dưỡng

Một quý cô thuộc tầng lớp thượng lưu, để lựa chọn công việc chăm sóc bệnh nhân là một điều khá khó khăn. Ở thời điểm số, nghề chăm sóc bệnh nhân bị cả xã hội coi thường.

  • Năm 1851, Florence có hành trình sang Đức thăm Viện Kaiser Worth, bà ở lại đó để học cách chăm sóc bệnh nhân.
  • Đầu năm 1853, Florence qua Pháp thăm các dưỡng đường ở Paris sau đó học thêm nghề chăm sóc người bệnh.
  • Khi về nước, việc đầu tiên là bà quyết định trở thành giúp việc cho một bệnh xá do hội Thiện lập ở Harley Street.

Công cuộc biến đam mê trở thành hiện thực được Florence bắt đầu với quyết định trở thành một điều dưỡng viên. Bà đã dám từ bỏ cuộc sống giàu sang, nhằm thực hiện lý tưởng cho bản thân là chăm sóc người nghèo, đang bị bệnh tật và cái chết đe dọa.

Không nói quá khi bà trở thành tấm gương phụ nữ dám vượt qua định kiến xã hội thời nay. Điều dưỡng viên là nghề vụ thuộc hệ thống ngành Y tế, có vai trò quan trọng khi chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng sức khỏe người bệnh. Với những ai đam mê và mong muốn ngành này thì cũng không nên bỏ lỡ cơ hội.

3. Hành trình trở thành bà tổ ngành Điều dưỡng gắn với cây đèn

Để được vinh danh bà tổ ngành Điều dưỡng thì ít ai biết được hành trình đó gian khổ, vất vả như thế nào. Nhưng đây là một câu chuyện giúp truyền cảm hứng mãnh liệt cho chúng ta.

Vào những năm 1854 – 1856 khi bùng nổ chiến tranh thì hàng nghìn lính Anh bị thương, tử vong do nhiễm trùng. Tình cảm với những người lính vô cùng bi thảm mà không ai chăm sóc, thiếu thốn đủ thứ, không có tổ chức. Trước cảnh này thì chính quyền Anh buộc phải nhờ đến sự giúp sức của Florence Nightingale.

Ngay sau đó, Florence cùng với 38 nữ tình nguyện khác cùng nhau ra mặt sân, bà được trao quyền chỉ huy nữ điều dưỡng tại bệnh viện dã chiến Barack tại Scitani hồi đó.

Florence đã phải làm việc suốt ngày cùng các cộng sự. Mỗi đêm chỉ được nghỉ vài tiếng sau đó tiếp tục công việc cao cả. Hàng ngày phải đi thăm nom tất cả phòng bệnh, đêm tối bà thường một mình cầm đèn đi chăm sóc cho bệnh binh từ mặt trận chuyển về.

Bà tổ ngành Điều dưỡng hiện nay
Bà tổ ngành Điều dưỡng hiện nay

Cứ như vậy, hình ảnh phụ nữ với cây đèn trở lên quen thuộc với hàng nghìn binh lính tại đây, được gọi với cái danh hiệu cao cả “Nữ công tước với cây đèn”.

Tình hình bệnh viện dã chiến trở lên tốt hơn thì công lớn thuộc về Florence. Chiến tranh kết thúc năm 1857 thì bà đã trở về quê hương và được tôn vinh nhờ vào những đóng góp lớn cho quân đội nước nhà.

Sau khi ngừng làm việc, bà đã sử dụng 50.000 bảng Anh mà các chiến sĩ tặng để thành lập trường đào tạo Điều dưỡng tại bệnh viện Saint Thomas ở London. Đó là ngôi trường đầu tiên trên thế giới đào tạo ngành điều dưỡng, nhưng là tâm huyết cả đời của người phụ nữ vĩ đại này.

>>> Xem thêm: Khối B ngành gì? Các ngành nghề khối B đang HOT hiện nay

4. Những di sản bà tổ ngành Điều dưỡng để lại cho sau này

Hành trình phục vụ và cống hiến trong ngành điều dưỡng, bà tổ Florence đã để lại nhiều đóng góp quý báu cho sự phát triển ngành nghề sau này như:

  •  Người đầu tiên phát hiện và đặt ra yêu cầu nền tảng vệ sinh trong các cơ sở y tế.
  •  Khẳng định tầm quan trọng của ngành điều dưỡng góp phần giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng từ 42% xuống 2%.
  •  Thành lập trường đào tạo nữ điều dưỡng, là một phần của King’s College London.
  • Nơi ra đời của sách “Cẩm nang điều Dưỡng” trở thành tài liệu cho công việc đào tạo ngành này.
  •  Có vai trò quan trọng trong việc thành lập Uỷ ban Hoàng Gia về tình trạng y tế trong quân đội.
  •  Góp phần hình thành hệ thống hồ sơ bệnh án cho người bệnh.

Nhằm ghi nhận những công lao to lớn, đóng góp của bà Tổ ngành Điều dưỡng Florence, hàng năm cả thế giới lấy ngày sinh của bà làm ngày Điều dưỡng quốc tế (12-5). Trong lịch sử ngành Điều dưỡng ở nước Anh, chưa có người phụ nữ nào mà được quân đội, dân chúng yêu quý như Florence. Ngay cả khi mất thì bà cũng nguyện một lòng cho ngành Y khi ngỏ ý muốn hiến xác cho y học.

Câu chuyện về người sáng lập ra ngành Điều dưỡng không chỉ giúp cho bạn biết được hành trình trở thành danh “ bà tổ” mà còn truyền cảm hứng rất tích cực cho mỗi người. Đây là minh chứng cho sự kiên nhẫn, nỗ lực, sự nhân văn, yêu thương con người. Từ đam mê sẽ trở thành hiện thực, từ đó gặt hái nhiều thành công hơn nữa khi bản thân nỗ lực không ngừng nghỉ.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin về bà tổ ngành Điều dưỡng, quá đó giúp bạn hiểu thêm về thông tin liên quan. Những ai có đam mê và muốn theo đuổi ngành Điều dưỡng thì đừng e ngại mà hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Rate this post

About The Author

Giáo dục