Cương lĩnh chiến lược không quân Trung Quốc hiện nay

Cương lĩnh chiến lược không quân Trung Quốc hiện nay

Không quân Trung Quốc hiện nay do ai lãnh đạo? Nó được tổ chức ra sao? Tất cả sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Không quân Trung Quốc hiện nay

Không quân Trung Quốc có tên viết tắt là PLAAF, là nhánh quân chủng không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. PLAAF là lực lượng không quân lớn nhất ở châu Á, và lớn thứ ba trên thế giới sau Không quân Mỹ và Không quân Nga. Bên cạnh quân chủng không quân, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn duy trì lực lượng không lực Hải quân hùng hậu với 26.000 nhân viên và 570 máy bay (trong đó có 290 máy bay chiến đấu).

Lãnh đạo hiện nay:

  • Tư lênh: Trung tướng Đinh Lai Hàng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX
  • Chính ủy: Thượng tướng Vu Trung Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX
  • Phó Tư lệnh:
    • Trung tướng Từ An Tường, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX
    • Trung tướng Ma Chấn Quân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIX
  • Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Yu Qingjiang, nguyên Giám đốc Học viện Chỉ huy Không quân
Cuong-linh-quan-su-cua-Khong-quan-Trung-Quoc-hien-nay
Cương lĩnh quân sự của không quân Trung Quốc hiện nay

Xem thêm: Không đi nghĩa vụ quân sự phạt bao nhiêu

Các cơ quan chức năng:

  • Bộ Tham mưu liên hợp
  • Cục Công tác Chính trị
  • Cục Đảm bảo Hậu cần
  • Cục Đảm bảo Trang bị
  • Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật

Cương lĩnh quân sự của Trung Quốc thời đại mới

Về đổi mới và hiện đại hóa quân đội

Trọng tâm là cơ cấu lại các lực lượng theo hướng giảm biên chế quân số, tăng cường chất lượng, triệt để áp dụng các biện pháp cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa các loại vũ khí thông thường; cải tiến cơ cấu hành chính quân sự, biên chế tổ chức và bố trí, phân phối binh lực hợp lý. Tập trung hoàn thiện khả năng đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện ứng dụng công nghệ cao và vũ khí thông minh.

Chương trình hành động

May-bay-chien-dau-cua-Khong-quan-quan-giai-phong-nhan-dan-Trung-Quoc
Máy bay chiến đấu của Không quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc

Xem thêm: Các hãng hàng không ở Việt Nam

Đến năm 2020, đạt mục tiêu phát triển bộ máy quân sự có trình độ tiên tiến, có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến có quy mô châu lục, cách biên giới quốc gia (của Trung Quốc) từ 3.000 đến 10.000 km. Kết hợp tự lực phát triển hệ thống vũ khí, trang bị với việc mua sắm từ nước ngoài; chú trọng phát triển hiện đại hóa các hệ thống vũ khí phòng không, vũ khí chống tàu ngầm và tàu nổi; phát triển lực lượng tên lửa đạn đạo mang nhiều đầu đạn hạt nhân và tên lửa, bom hạt nhân chiến thuật phát triển hệ thống vũ khí chống vệ tinh, phóng thêm các loại vệ tinh phục vụ chỉ huy quân sự, định vị, dẫn đường và vệ tinh do thám tín hiệu, do thám hình ảnh. Phát triển lực lượng kinh tế – quân sự, lấy lực lượng tài chính-ngân hàng quân sự để có nguồn thu lớn bù đắp cho chi phí quân sự ngay cả trong thời gian đang có chiến tranh cục bộ.

Chiến lược hành động

Phương sách xuyên suốt của Không quân Trung Quốc hiện nay áp dụng cho cả thời bình và thời chiến là phản công quyết liệt, không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Triệt để tận dụng các cơ hội và điều kiện thuận lợi để tấn công, khi tấn công thì không đặt vấn đề biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ. Tập trung hỏa lực vào những điểm trọng yếu của đối phương; triển khai cùng lúc các hoạt động phòng thủ và tấn công, không chờ phòng thủ xong mới tấn công. Thực hành tấn công trả đũa ngay sau khi bị tấn công với thời hạn nhanh nhất. Nhất thiết chỉ sử dụng lực lượng của chính mình để tấn công đối phương.

Phối hợp chặt chẽ hoạt động quân sự với hoạt động ngoại giao để chủ động chấm dứt chiến sự trên thế mạnh, thế có lợi.

Phối hợp các hoạt động quân sự với hoat động kinh tế quân đội. Triệt để lợi dụng sự rối loạn trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế do việc chủ động phát động chiến sự gây ra để tổ chức các hoạt động buôn bán, môi giới tài chính, ngân hàng, thu lợi nhuận cho quân đội

Rate this post

About The Author

Tin tức